Phân Phối Máng Lưới – Máng Cáp – Khay Cáp – Thang Cáp – Phụ kiện | Chính Hãng – Giá Tốt Nhất

Phân Phối Máng Lưới – Máng Cáp – Khay Cáp – Thang Cáp – Phụ kiện | Chính Hãng – Giá Tốt Nhất

Máng lưới là sản phẩm đang được sử dụng nhiều trong các công trình vừa và nhỏ, các nhà máy, hệ thống cáp đi trong nhà hay ngoài trời. Sản phẩm này có gì đặc biệt so với các sản phẩm máng cáp khác mà lại được ứng dụng nhiều như thế? Nếu bạn chưa biết ưu điểm nổi trội và lợi ích mà nó mang lại ! Đức Phát sẽ giúp bạn tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

1. Máng lưới là gì?

Máng lưới là dạng máng cáp dạng lưới được làm từ vật liệu thép dây. Được hàn bấm thành từng vỉ với kích thước mắc lưới là 50mm x 100mm. Nó được sử dụng để cung cấp, hỗ trợ cho cáp dữ liệu. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp quản lý cáp thích hợp và cáp được tập trung ở những nơi gọn gàng, ngăn nắp.

Máng cáp dạng lưới được sử dụng thường có nhiều cáp nhỏ. Sản phẩm được cấu tạo với vật liệu bằng thép đặc, láp thép hay còn gọi là thép dây. Vì vậy, máng dạng lưới có thể tránh khỏi sự ăn mòn do tiếp xúc với môi trường xung quanh. Khi lắp đặt máng cáp dạng lưới hầu như chỉ lắp đặt cho một số dây điện ngoài trời.

2. Tại sao sử dụng máng lưới ?

Máng cáp dạng lưới đang dần thay thế máng cáp truyền thống. Đức Phát sẽ giúp bạn hiểu hơn về ưu điểm tuyệt vời mà sản phẩm mang lại:

  • Dễ dàng lắp đặt và gọn nhẹ: Các loại máng cáp dạng lưới thường có trọng lượng nhẹ hơn so với máng cáp điện truyền thống. Nên khi lắp đặt đều dễ dàng và không tốn quá nhiều chi phí về nhân lực. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng cần phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các dây dẫn điện.
  • Giúp thông thoáng và làm mát: Khi sử dụng các loại máng cáp thường trong các trung tâm dữ liệu, nhà máy. Nơi có nhiều thiết bị điện tử và các dây dẫn nên nhiệt độ sẽ tăng cao. Vì vậy, cần phải có hệ thống điều hòa không khí để làm giảm nhiệt. Trong đó, máng lưới là sự lựa chọn phù hợp giúp hệ thống điều hòa hoạt động nhanh chóng, hiệu quả. Và giúp cho việc cân bằng độ ẩm và nhiệt độ tốt hơn.
  • Tính bền bỉ: vật liệu sử dụng làm máng lưới là láp thép tròn (thép dây) có đường kính 5mm. Do đó sản phẩm đảm bảo được độ bền theo thời gian.
  • Tính tiện lợi: Trong quá trình thi công hay lắp đặt hệ thống máng lưới thao tác thực hiện cũng dễ dàng hơn. Có thể thay đổi hướng đi và phương hướng của sản phẩm cũ. Mà không cần sử dụng nhiều phụ kiện như máng cáp truyền thống.

Ngoài ra, hệ thống máng cáp dạng lưới được sử dụng thông dụng trong lắp đặt cáp điện, dây điện trong các tòa nhà, cao ốc, chung cư, khu công nghiệp, xưởng sản xuất,… Mặt khác, hệ thống máng cáp dạng lưới còn được áp dụng trong việc cài đặt, bảo vệ các loại dây cáp phân phối điện hoặc các loại cáp tín hiệu truyền thông.

Đôi khi, bạn cũng có thể thấy máng lưới còn được sử dụng để nâng đỡ các đường ống. Nhằm tăng tính thẩm mỹ và tiết kiệm không gian sống. Cấu tạo sản phẩm có tính mềm dẻo, dễ sử dụng và lắp đặt. Nên đặc biệt hữu dụng trong các trường hợp thay đổi một hệ thống dây điện.

3. Các loại máng lưới

Máng lưới thép, sơn tĩnh điện

Máng thép sơn tĩnh điện thường được lắp đặt cho các công trình trong nhà máy và được lắp đặt trong nhà (indoor use). Máng cáp dạng lưới có khay được làm từ thép tròn và được sơn một lớp tĩnh điện bên ngoài. Mục đích là để bảo vệ cho sản phẩm tránh bị ăn mòn.

Máng lưới thép, mạ kẽm xi

Máng lưới thép mạ kẽm xi là máng lưới sau khi gia công bằng thép dây đen. Máng lưới sẽ được xử lý gia công mạ điện tạo một lớp kẽm bên ngoài có độ dày >= 12µm để chống ăn mòn. Máng lưới mạ kẽm xi được xử dụng để lắp đặt trong nhà (indoor use).

Máng lưới thép, mạ kẽm nhúng nóng

Máng thép nhúng nóng được làm bằng hợp kim thép rất chắc chắn, sáng bóng và chịu được va đập mạnh. Thiết bị được nhúng vào một lớp kẽm nóng và có độ bám sần sùi bên ngoài bề mặt. Vì vậy, máng lưới mạ kẽm nhúng nóng thường được lắp đặt ở các công trình ngoài trời.

Ví dụ như trạm viễn thông, trạm dữ liệu, những môi trường mà kim loại dễ bị tác động ăn mòn và rỉ sét. Đây là những nơi có điều kiện môi trường khắc nghiệt mà sản phẩm vẫn bền bỉ theo thời gian.

Máng lưới thép không gỉ (inox 304/304L)

Máng lưới inox 304 thường được lắp đặt cho các công trình ngoài trời. Chẳng hạn như: nhà máy thực phẩm, trạm dữ liệu, các công trình viễn thông. Thiết bị được cấu tạo từ thép không gỉ nên thường được ứng dụng ở nơi điều kiện làm việc bị chịu ảnh hưởng yếu tố môi trường.

Khi sử dụng máng cáp dạng lưới inox 304 ở môi trường này sẽ hạn chế kim loại bị ăn mòn, rỉ sét. Và đảm bảo kết cấu sản phẩm vững chắc, bền vững theo thời gian.

Máng lưới thép không gỉ (inox 316/316L)

Máng điện lưới inox 316 có cấu tạo đơn giản với các thanh có chiều dài 3m nên dễ dàng khuân vác, di chuyển tại công trình. Vì vậy, khi thi công máng cáp dạng lưới inox 316 rất đơn giản. Chỉ cần kìm cắt thép, tua-vít vặn đai ốc thì có thể lắp đặt một cách nhanh chóng. Giúp giảm thời gian thi công.

Một trong những ưu điểm nổi bật của máng lưới inox 304, inox 316. Đó là khả năng chống ăn mòn cao và chịu được trọng lượng nặng. Nhờ vào sự liên kết bền vững của các mối hàn cùng các sợi inox bền dẻo.

4. Quy cách máng lưới phổ biến

Bestray xin gửi đến bạn các thông tin kỹ thuật về máng lưới được sử dụng phổ biến như sau:

4.1 Hình dạng máng lưới:

  • Máng thép Bestray có dạng kiểu vành Ziczac: là dạng tối ưu nhất trên thị trường Thế giới hiện nay và đang được hai hãng máng lưới nổi tiếng hàng đầu Thế giới sản xuất, với tuổi đời hơn 100 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất thiết bị điện như hãng Cablofil (Legrand của Pháp) đại diện cho nhóm tiêu chuẩn IEC 61537:2006 (Châu Âu) và hãng B-Line (Eaton của Mỹ) đại diện cho nhóm tiêu chuẩn NEMA VE1:2017 (Bắc Mỹ).
  • Xét về đặc tính cơ thì kiểu Ziczac này giúp vành máng cứng cáp. Cho khả năng mang tải cao hơn so với các kiểu truyền thống khác như dạng hàn hông thẳng hay hàn đỉnh chữ T thẳng.
  • Về tính thẩm mỹ thì kiểu dáng mang dáng vẻ hiện đại, hài hòa, nhìn tổng thể cân đối. Các phụ kiện lắp ráp và phụ kiện co, tê… đều mang tính đồng bộ, đối xứng. Không còn mang tính chất sử dụng riêng biệt như bên trái, bên phải, bên trên hay bên dưới… của kiểu lắp ráp máng lưới truyền thống.

4.1 Kích thước máng lưới:

  • Chiều cao sử dụng H (lọt lòng): 30mm, 54mm, 105mm, 155mm
  • Chiều rộng sử dụng W (lọt lòng): 30mm, 50mm, 100mm, 150mm, 200mm, 300mm, 400mm, 450mm, 500mm, 600mm.
  • Chiều dài L: 3000mm
  • Đường kính thép dây: (thân Ø4mm + vành Ø5mm), (thân Ø5mm + vành Ø6mm)

4.2 Vật liệu chế tạo:

  • Thép dây đen: thép dây hay thép cuộn được kéo nguội từ thép cuộn cán nóng có hàm lượng carbon thấp (thép mềm, mild steel) theo tiêu chuẩn ASTM A510, mác SAE1008.
  • Thép dây inox 304: thép cuộn kéo nguội, mác SUS304, SUS304L.
  • Thép dây inox 316: thép cuộn kéo nguội, mác SUS316, SUS316L.

4.3 Hoàn thiện:

Tùy theo yêu cầu sử dụng mà máng thép cần phải được lựa chọn sao cho phù hợp với môi trường lắp đặt. Và phải đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật. Có các kiểu hoàn thiện sau:

  • Máng cáp dạng lưới, bằng thép, sơn tĩnh điện (TCVN 5878:2007, ASTM E376-17).
  • Máng cáp dạng lưới, bằng thép, mạ kẽm xi (TCVN 4392:1986, EN 12329:2000, ASTM B633).
  • Máng cáp dạng lưới, bằng thép, mạ kẽm nhúng nóng (TCVN 5408:2007, ISO 1461:1999, ASTM A123, ASNZS 4680).
  • Máng cáp dạng lưới, bằng thép không gỉ SUS304.
  • Máng cáp dạng lưới, bằng thép không gì SUS316.

5. Tiêu chuẩn về máng cáp lưới

Máng cáp dạng lưới Đức Phát được sản xuất theo Tiêu Chuẩn Quốc Gia Việt Nam như TCVN 10688:2015 (tương đương IEC 61537:2006). Hệ thống máng cáp dạng lưới cần phải tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu về an toàn điện và về kỹ thuật theo tiêu chuẩn quy định.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao thêm về tính an toàn về điện cho sản phẩm Máng lưới Bestray. Mang chất lượng toàn cầu (vừa tuần thủ theo tiêu chuẩn IEC của Châu Âu và vừa tuần thủ theo tiêu chuẩn NEMA của Bắc Mỹ. Công ty Bestray chúng tôi phải bổ sung và đã đạt được Chứng nhận Tuân thủ của UL Hoa Kỳ (Underwriters Laboratory US). Theo tiêu chuẩn NEMA VE1:2017.  Với việc này:

  • Công ty Bestray trở thành Công ty có sản phẩm Máng Lưới đạt được chứng nhận UL US duy nhất trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
  • Là Công ty có nhiều dãy sản phẩm chứng nhận nhất của khu vực châu Á (ASIA) như: Về chiều cao H là: Series 54mm và Series 105mm. Về chiều rộng W là: 100mm, 150mm, 200mm, 300mm, 400mm, 450mm, 500mm, 600mm. Về vật liệu và hoàn thiện như: thép sơn tĩnh điện (PC); thép mạ kẽm xi (EG), thép mạ kẽm nhúng nóng (HG); thép không gỉ SUS304 (S4); thép không gỉ SUS316 (S6). Về sự đầy đủ phụ kiện Co, Tê… gia công sẵn tại Nhà sản xuất; Về phụ kiện lắp ráp tại Công trường.
  • Là một trong 3 Công ty trên Thế giới có dòng sản phẩm máng lưới nhỏ nhất đạt được chứng nhận UL US.
  • Là một trong 3 Công ty trên Thế giới có đầy đủ dòng sản phẩm máng lưới về Phụ kiện Co, Tê… gia công sẵn tại Nhà sản xuất đạt được chứng nhận UL US.

Đức Phát không ngừng phấn đấu, học hỏi các sản phẩm tiên tiến trên Thế giới.

Nghiên cứu thiết kế, mô phổng tối ưu bằng phần mềm, cải tiến sản phẩm. Thí nghiệm và tiến hành thử nghiệm đánh giá khả thi… để tạo ra những dòng sản phẩm tối ưu hơn, đa dạng hơn, tiện dụng hơn, hiệu suất cao hơn, cố gắng bám theo mặt bằng chất lượng chung của Thế giới, nhưng giá thành phải cạnh tranh để đáp ứng và phải phù hợp cho nhu cầu nội địa.

6. Quy Trình Sản Xuất Máng Lưới

ĐỨC PHÁT chia sẻ đến bạn quy trình sản xuất máng lưới (máng cáp dạng lưới) theo các bước như sau:

Bước 1: Công đoạn chuẩn bị:

  • Kiểm tra kích thước đường kính phôi nguyên liệu đầu vào (cuộn thép dây đen, inox 304, Inox 316…).
  • Kiểm tra cơ tính vật liệu bằng máy kéo thép đa năng UTM theo Tiêu chuẩn TCVN 197-1:2014 (tương đương Tiêu chuẩn ISO 6892-1:2009) nhằm đảm bảo khả năng mang tải của máng như đã thiết kế theo Tiêu chuẩn cơ sở của Nhà sản xuất đã được công bố.

Bước 2: Công đoạn dũi thẳng, cắt đoạn:

  • Tùy vào từng loại máng, cỡ máng khác nhau mà Nhân viên kỹ thuật vận hành sẽ chọn cỡ khuôn nắn, chỉnh kích thước cắt đoạn, số lượng cắt… theo yêu cầu của phiếu sản xuất.

Bước 3: Công đoạn lắp khung gá:

  • Các đoạn láp thép sau khi đã được dũi thẳng và cắt đoạn sẽ được sắp xếp vào khung gá với cữ đã được định sẵn trên khung theo hàng dọc và hàng ngang với kích thước mắc lưới là 50mm x 100mm (thông dụng). Mỗi loại kích thước máng sẽ có khung gá tương ứng khác nhau.

Bước 4: Công đoạn hàn (hàn bấm, hàn chập, hàn điểm hay hàn điện trở):

– Các điểm giao nhau sẽ được hàn bấm, gắn kết các láp ngang và dọc lại với nhau.

– Tùy vào kích cỡ đường kính láp, vật liệu láp mà Nhân viên kỹ thuật sẽ thường xuyên kiểm tra chất lượng các mối hàn. Theo định mức đã quy định trong quy trình sản xuất như:

  • Kiểm tra vệ sinh các điện cực hàn.
  • Kiểm tra chỉnh áp lực khí nén theo định mức.
  • Kiểm tra lực ép giữa hai điện cực theo định mức.
  • Kiểm tra chỉnh dòng hàn theo định mức.
  • Kiểm tra lực kéo đứt mối hàn theo định mức.
  • Kiểm tra ngoại quan mối hàn (xỉ mối hàn, canh thẳng hàng, đồng tâm láp biên…)

Bước 5: Thành phẩm sau khi hàn thành dạng vỉ, tấm lưới phẳng.

Bước 6: Công đoạn chấn định hình theo kích thước quy định.

Bước 7: Công đoạn hoàn thiện bề mặt:

  • Đối với máng lưới sơn tĩnh điện: Xử lý theo quy trình sơn tĩnh điện.
  • Đối với máng lưới mạ kẽm xi: Xử lý theo quy trình mạ kẽm xi.
  • Đối với máng mạ kẽm nhúng nóng: Xử lý theo quy trình mạ kẽm nhúng nóng.
  • Đối với máng lưới inox 304, 316: Làm trắng mối hàn, vệ sinh, tẩy rửa.

Bước 8: Kiểm tra thành phẩm trước khi lưu kho.

– Sau khi thực hiện hoàn thiện bề mặt, máng lưới sẽ được tiếp tục đo đạt kiểm tra độ dày lớp phủ bằng máy đo chuyên dụng. Trước khi dán tem nhãn, đóng gói, lưu kho như sau:

  • Máng lưới sơn tĩnh điện: kiểm tra độ dày lớp phủ sơn theo tiêu chuẩn TCVN 5878:2007, ASTM E376-17, ASTM D3451.
  • Máng lưới mạ kẽm xi: đo kiểm tra độ dày lớp phủ mạ kẽm theo tiêu chuẩn TCVN 4392:1986, BS EN 12329:2000, ASTM B633, TCVN 5026:2010, ISO 2081:2008.
  • Máng lưới mạ kẽm nhúng nóng: đo kiểm tra độ dày lớp phủ mạ kẽm nhúng nóng theo tiêu chuẩn TCVN 5408:2007, ISO 1461:1999, ASTM A123.
  • Máng lưới inox 304, 316: Kiểm tra ngoại quan sự trắng sáng tổng thể máng lưới.

MÁNG LƯỚI THẲNG

CM30 (Dòng Sản Phẩm Máng Lưới 30H)

CM54 (Dòng Sản Phẩm Máng Lưới 54H)

CM105 (Dòng Sản Phẩm Máng Lưới 105H)

2/5 - (163 bình chọn)